tổng cục thuế bộ tài chính

Tổng cục Thuế Bộ Tài chính được biết đến với vai trò tham mưu, quản lý các khoản thu nội địa trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và cách thức hoạt động của Tổng cục Thuế không phải ai cũng nắm rõ. Tìm hiểu ngay các thông tin quan trọng về Tổng cục Thuế Bộ Tài chính bạn cần biết và nên biết đã được tổng hợp trong bài viết dưới đây!

tổng cục thuế bộ tài chính

Hành trình ra đời và phát triển của Tổng cục Thuế Bộ Tài chính 

Tiền thân của Tổng cục Thuế Bộ tài chính là Sở thuế quan và thuế gián thu (được thành lập bởi sắc lệnh 27/SL của Chính phủ), hoạt động dưới sự quản lý của Tổng giám đốc Trịnh Văn Bính. Đến ngày 25/3/1946, Nghị định 210/TC do Bộ Tài chính ban hành tách biệt Nha Thuế trực thu Việt Nam, tách biệt thuế với ngành hải quan.

Ngày 14/7/1951, Nghị định 55/NĐ do Bộ Tài chính ban hành thành lập Vụ Thuế Nông nghiệp. Đến tháng 7/1951, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Nghị định 63/NĐ thành lập tổ chức ngành Thuế trong lĩnh vực công thương nghiệp, thành lập nên Tổng cục Thuế hoạt động ở Trung ương và Chi cục Thuế hoạt động ở địa phương.

Sau nhiều lần được sáp nhập, chia tách, đổi tên, Tổng cục Thuế đã ngày càng thể hiện rõ những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, mang tính đặc thù ngành.

Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục Thuế Bộ Tài chính 

Vị trí, vai trò của Tổng cục Thuế Bộ Tài chính được ghi nhận tại Quyết định 41/2018/QĐ-TTg và Quyết định 245/QĐ-TCT. Cụ thể như sau:

  • Về vị trí và vai trò, Tổng cục Thuế là pháp nhân, có con dấu riêng (con dấu hình Quốc huy), trực thuộc Bộ Tài chính, quản lý các khoản thuế thu trong nước (thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác), tổ chức quản lý các loại thuế theo đúng quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Tổng cục Thuế được đặt tại thủ đô Hà Nội.
  • Về nhiệm vụ, quyền hạn, Tổng cục Thuế có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
    • Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về chuyên môn và quy trình nghiệp vụ, các văn bản quy phạm, các văn bản cá biệt nội bộ, nằm trong phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.
    • Tổ chức và tiến hành thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình,… liên quan đến vấn đề Thuế, đã được phê duyệt hoặc cấp quyền ban hành.
    • Quản lý các vấn đề liên quan đến Thuế theo quy định chung của các văn bản pháp luật.
    • Đẩy mạnh việc tổ chức, nâng cao giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực Thuế.
    • Đảm bảo thực thi pháp luật trong lĩnh vực Thuế bằng cách áp dụng các biện pháp hành chính.
    • Quản lý rủi ro có thể xảy ra trong lĩnh vực Thuế, thường xuyên tổ chức rèn luyện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ này.
    • Thanh tra, kiểm tra về Thuế; tiến hành tố cáo, xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật Thuế.
    • Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,lãng phí trong sử dụng tài sản được giao. 
    • Kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật Thuế và vi phạm pháp luật nói chung bằng cách lập hồ sơ và thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông.
    • Các nhiệm vụ khác được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.

Thông tin cơ bản của Tổng cục Thuế

Quý bạn đọc có thể liên hệ Tổng cục Thuế bằng một trong các phương thức:

  • Đến trực tiếp cơ quan Tổng cục Thuế tại 123 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Thủ đô Hà Nội.
  • Liên hệ thông qua hotline: 02439.712.555 hoặc fax: 02439.712.286
  • Cập nhật các thông tin mới nhất qua trang web chính thức của Tổng cục Thuế Bộ Tài chính: gdt.gov.vn

tổng cục thuế bộ tài chính

Cơ cấu tổ chức 

  • Tổng cục Thuế tại Trung ương: 13 vụ, văn phòng (gồm 4 phòng), cục Công nghệ thông tin (6 phòng), trường nghiệp vụ Thuế và tạp chí Thuế.
  • Cơ quan thuế ở địa phương: cục Thuế ở các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục Thuế tại các quận/huyện/thành phố, thị xã, Chi cục Thuế khu vực.

Nắm vững các thông tin về Tổng cục Thuế Bộ Tài chính, bạn đọc sẽ tự tin và nhanh nhạy hơn trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết khi có thắc mắc hoặc gặp các vấn đề liên quan đến Thuế.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here