chi phí lãi vay không vượt quá 20%

Bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn phát triển đều cần phải huy động vốn vay từ các bên liên doanh liên kết, vì vậy việc khống chế chi phí vay và quy định chi phí lãi vay không vượt quá 20% của chính phủ năm 2020 có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động vay của doanh nghiệp. 

Chi phí lãi vay là gì? Chi phí lãi vay ảnh hưởng của đến hoạt động doanh nghiệp như thế nào?

Chi phí lãi vay là khoản tiền phát sinh khi doanh nghiệp phải trả cho bên cho vay, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn lẫn dài hạn cũng như chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính, Phân bổ chiết khấu liên quan tới trái phiếu.

Đối với doanh nghiệp chi phí lãi vay quá cao sẽ có thể làm cho lợi nhuận của công ty bị cắt giảm một cách đáng kể, vì vậy việc tăng lãi suất có thể khiến các doanh nghiệp bị tổn hại đặc biệt là các doanh nghiệp đang có các khoản vay lớn. 

Theo nghị định của chính phủ ban hành chi phí lãi vay đã được khống chế ở mức quy định và các doanh nghiệp nên nắm rõ mức khống chế lãi vay mới này để lựa chọn các khoản vay sao cho phù hợp nhất.

chi phí lãi vay không vượt quá 20%

Vậy chi phí lãi vay không vượt quá 20% là như thế nào?

Mức khống chế lãi tiền vay được quy định bởi chính phủ và mức chi phí lãi vay này sẽ không vượt quá 20%, điều này có nghĩa là số tiền lãi tiền vay của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tiền gửi và tiền lãi cho vay sẽ được trừ đi khi thu nhập của doanh nghiệp không vượt quá 20% tổng mức lợi nhuận thuần của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh. Và theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP được ban hành năm 2020 thì mức khống chế chi phí lãi vay đã được nâng lên 30% so với mức 20% của Nghị định 20/2017/NĐ-CP, riêng đối với những khoản vay vượt quá mức khống chế này thì sẽ được chuyển sang các năm sau đó tối đa là 5 năm.

Tác động của việc khống chế chi phí vay mới đến doanh nghiệp

Tuy có thể huy động vốn ở nhiều nguồn khác nhau nhưng việc vay vốn luôn là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi cần thêm vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nguồn vốn này có thể đến từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc từ các bên liên doanh liên kết, việc nâng mức khống chế chi phí vay sẽ có nhiều tác động đến hoạt động của doanh nghiệp có thể kể đến như:

Tác động đến hoạt động nộp thuế của doanh nghiệp

Việc tăng chi phí lãi vay sẽ làm cho chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp tăng lên một cách đáng kể, điều này khiến cho doanh nghiệp cần quan tâm và chủ động thay đổi các hoạt động về đóng thuế và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho doanh nghiệp của mình một cách đầy đủ hơn.

chi phí lãi vay không vượt quá 20%

Tăng lợi nhuận ảo

Việc khống chế chi phí lãi vay sẽ khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị tăng ảo, điều này có nghĩa là đối với các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chi phí vay sẽ bị loại đi một phần lớn khỏi khoản chi phí được trừ, từ đây sẽ tạo nên sự bất hợp lý trong hoạt động tăng thuế của doanh nghiệp.

Khống chế việc doanh nghiệp chuyển giá thông qua vay vốn

Sự thay đổi mức khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30% năm 2020 đã hạn chế việc doanh nghiệp vay số vốn cao hơn số vốn của chủ sở hữu, điều này sẽ giúp tăng cường hoạt động chống chuyển giá thông qua hoạt động vay vốn giữa các bên, giúp ích cho hoạt động thu ngân sách của nhà nước.

Ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nội bộ

Theo nghị định mới thì hoạt động cho vay vốn tập đoàn sẽ gặp rất nhiều rào cản và khó khăn với mức chi phí lãi vay lên đến 30%, đặc biệt là với các hoạt động đầu tư dài hạn vào những ngành nghề cần tới nguồn vốn lớn, đó là chưa kể đến các phát sinh thuế trùng khi thực hiện các giao dịch kinh doanh của công ty. Điều này đồng nghĩa với việc bên cho vay phải nộp thuế thu nhập DN đối với thu nhập từ lãi tiền vay và bên đi vay cũng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí lãi tiền vay vượt mức khống chế.

chi phí lãi vay không vượt quá 20%

Các doanh nghiệp cần hiểu rõ rằng việc áp dụng nghị định về khống chế chi phí lãi vay, theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP hay Nghị định số 68/2020/NĐ-CP đều nhằm hạn chế việc vay nợ giữa các bên có liên kết và mục đích cuối cùng là ngăn chặn hành vi trốn tránh thuế.

Nghị định 132/2020/NĐ-CP đã thay đổi chi phí lãi vay không vượt quá 20% thành 30%, vì vậy các doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kỹ và điều chỉnh các khoản vay của mình một cách cẩn thận để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình không bị ảnh hưởng quá nhiều. Mong rằng những thông tin liên quan đến chi phí lãi vay không vượt quá 20% ở trên có thể giúp ích cho bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here