các loài rắn ở việt nam
Rắn ráo là một trong các loài rắn Việt Nam không có độc và rất lành tính

Các loài rắn ở Việt Nam có số lượng đa dạng và phong phú. Nhiều loài rắn không có độc, hiền lành không tấn công con người. Tuy nhiên cũng không ít loài nguy hiểm. Bài viết dưới đây chúng tôi cung cấp thông tin về các loài rắn phổ biến nhất ở nước ta, gồm các loài rắn có độc và không có độc. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!

Tổng hợp các loài rắn ở Việt Nam có độc tố

Rắn độc ở Việt Nam có nhiều loại nhưng được chia vào 2 nhóm phổ biến là rắn hổ mang và rắn lục. Đây là 2 chủng rắn chứa độc tố gây nguy hiểm thậm chí chết người.

Các loại rắn hổ mang Việt Nam

Rắn hổ mang thuộc họ Hổ, tên khoa học là Naja Atra. Chúng thường ẩn nấp trong hang ở đồng ruộng, vườn tược, gò đống, bờ đê, làng mạc. Dưới đây là các loài rắn hổ mang phổ biến ở Việt Nam

  • Rắn hổ mang đất

Có tên khoa học là Naja Kaouthia, nó còn được gọi là rắn hổ mang một mắt kính hay rắn hổ đất. Loài rắn này có độc tố khá mạnh và rất lợi hại khi săn mồi. Nó có thể thích ứng với cả môi trường sống tự nhiên lẫn nhân tạo, rất ưa nước.

  • Rắn hổ mang chúa

Nó có tên khoa học là Ophiophagus hannah. Đây là loài có khả năng di chuyển và săn mồi tốt nhất trong dòng rắn hổ mang. Mặc dù chúng thường không chủ động tấn công con người nhưng một khi bị cắn, người ta có thể rơi vào hôn mê sâu thậm chí thiệt mạng.

Không thể không nhắc đến rắn hổ mang chúa trong các loài rắn ở Việt Nam độc nhất
Không thể không nhắc đến rắn hổ mang chúa trong các loài rắn ở Việt Nam độc nhất
  • Rắn cạp nong

Còn gọi là rắn mai gầm. Nó có kích thước khá lớn có thể dài tới 1m. Màu sắc đặc trưng của rắn cạp nong là các dải màu đen và vàng hoặc đen và trắng. Khi bị rắn cạp nong cắn, con mồi dễ rơi vào trạng thái co rút, tê liệt.

  • Rắn cạp nia

Nhìn nó khá giống với rắn cạp nong, tuy nhiên màu sắc chỉ có đen và trắng. Cạp nia thích sống ở các đồng cỏ và bờ đê, ruộng lúa. Loài rắn này rất độc gây tỷ lệ tử vong lên tới 80% nếu không chữa trị kịp.

Các loại rắn lục độc ở Việt Nam

  • Rắn lục sừng

Tên khoa học của loài rắn này là Trimeresurus Cornutus. Nó có hình dáng đặc thù với đầu hình tam giác, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ. Đặc biệt vảy trên mắt phát triển thành sừng nên mới có tên là rắn lục sừng. Nó là một trong các loài rắn ở Việt Nam có nọc độc mạnh nhất.

  • Rắn lục đuôi đỏ

Còn được gọi là rắn lục mép trắng, tên khoa học là Trimeresurus Albolabris. Nó có mình xinh, đuôi nâu đỏ, đầu hình tam giác, thường dài từ 0,6-0,8m. Đây là loại rắn độc nguy hiểm thường thấy ở vùng núi cao, rừng sâu ở Tây Bắc, dãy núi Trường Sơn.

  • Rắn lục đầu bạc

Tên khoa học là Azemiops Feae. Loài rắn này có kích cỡ trung bình, dài từ 0,8-1m, đầu sáng màu hơi dẹp và phân biệt với cổ. Người ta thường nhìn thấy rắn lục đầu bạc trên các vùng núi cao đặc biệt ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện nay ngoài tự nhiên, loài rắn này còn số lượng rất ít.

các loài rắn ở việt nam
Trong các loài rắn ở Việt Nam thì rắn lục đầu bạc có số lượng rất ít
  • Rắn lục Von Gen

Tên khoa học của nó là Viridovipera Vogeli. Loài rắn này có đầu, thân đều màu xanh lục và nọc độc của nó cực kỳ mạnh. Con mồi có thể chết ngay tức khắc sau một cú ngoạm của nó. Rắn lục Von Gen rất giỏi việc lẩn trốn, săn mồi. Chúng thường săn mồi ban đêm, sống trong bụi rậm, phổ biến tại các địa phương như Gia Lai, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Tổng hợp các loài rắn ở Việt Nam không có độc tố

  • Rắn hổ trâu

Hay còn gọi là rắn hổ mèo. Loài rắn này có chiều dài lớn từ 1,5-1,9m. Chúng thường được nuôi với mục đích kinh tế tại nhiều nơi trên thế giới nhất là khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Trong tự nhiên, chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, thức ăn là cóc nhái hoặc rắn,…

  • Rắn ri cá

Hình dáng dễ nhận biết với đầu to rộng, hình trụ và có vảy gồ. Nó có thân hình màu đỏ, sọc ngang màu vàng nhạt. Rắn ri cá không gây hại cho con người, tính hiền lành thích sống ở ao bèo, vũng lầy.

  • Rắn ri voi

Loài rắn này có thể đạt cân nặng tới 7-8kg, thường được nuôi lấy thịt. Thịt của chúng rất dày, chắc và thơm. Rắn ri voi trong tự nhiên có thể sống tới 10 năm.

  • Rắn ráo

Là loại rắn cực kỳ phổ biến, dễ bắt gặp tại Việt Nam. Chúng có cơ thể thon dài, mắt to, bụng màu vàng. Người ta thường thấy rắn ráo tại các bờ ruộng, bờ đê kè, bụi rậm ven đường, ven rừng hoặc trên các vách đá núi.

các loài rắn ở việt nam
Rắn ráo là một trong các loài rắn Việt Nam không có độc và rất lành tính
  • Rắn nước

Có thể nói đây là loại rắn có số lượng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Chúng đạt chiều dài từ 0,6-1,5m tính rất hiền lành, không tấn công con người. Người ta hay nuôi rắn nước để làm thức ăn kiểng hoặc làm thực phẩm.

Trên đây là thông tin về các loài rắn ở Việt Nam phổ biến nhất. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về loài động vật này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here